Đây chỉ là 5 trong rất nhiều chữ P cũng như các chữ cái đầu dòng khác dùng để chỉ những điều mà bạn, trong vai trò lãnh đạo, phải quan tâm.
Pay Attention: Chú ý những việc quan trọng
Là lãnh đạo, bạn phải chú ý đến những việc quan trọng nhất. Tất nhiên, nếu bạn là người cầu toàn, bạn sẽ khó làm được điều này.
Vilfredo Pareto, nhà kinh tế học người Italy cuối thế kỷ XIX, người đã đề ra quy tắc vàng cho mọi thời đại quy tắc 80/20 cho rằng có khoảng 20% việc chúng làm mang lại 80% kết quả. Cái khó là tìm được 20% đó. Khi bạn đã tìm 20% này, bạn sẽ phải chú ý đến nó.
Vào năm 1897, trong khi đang học về sự phân bố của cải và thu nhập tại nước Anh, Vilfredo Pareto đã phát hiện ra, phần lớn diện tích đất đai và thu nhập được kiểm soát bởi một lượng nhỏ số người trong xã hội. Trên thực tế, 20% dân số kiểm soát đến 80% của cải và thu nhập.
Trong những phân tích và nghiên cứu tiếp theo, nhà kinh tế học lừng danh này đã phát hiện ra rằng, nguyên tắc này không chỉ đúng trong nhiều quốc gia, giai đoạn lịch sử mà còn đúng với những gì xảy ra ngay trong khu vườn ông ta. Ở đây, ông ta thấy được, chỉ 20% cây đậu Hà Lan ông trồng đã cho ra đến 80% hạt đậu mà ông thu hoạch được.
Từ khi quy luật này ra đời, nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát biểu tương tự như: 20% tội phạm là nguyên nhân của 80% các vụ phạm tội. 20% số người lưu thông trên đường tạo ra 80% các vụ tai nạn. 20% tuyến đường chiếm 80% lưu lượng xe cộ hàng ngày. 20% những lỗi hàng hoá làm nảy sinh 80% các vấn đề rắc rối.
Thường gặp nhất là chúng ta vẫn nghe nói rằng, 20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận cho một doanh nghiệp và 20% việc chúng làm mang lại 80% kết quả.
Chú ý lúc bạn viết hoặc bạn nói. Trình bày thông điệp chính kỹ lưỡng. Đừng đánh giá thấp việc bắt chước. Bắt chước làm cho bạn nhớ và nhớ khiến bạn hành động.
Hãy chú ý vào những sự gặp gỡ tình cờ. Giáo sư John Kotter, Đại học Harvard trong cuốn sách về quản lý đã chỉ ra rằng những nhà quản lý hiệu quả thường có sự gặp gỡ tình cờ với mọi người. Có thể tình cờ gặp ở bể bơi, ở thang máy, hoặc ngay cả đi dạo trên phố. Đây là lúc thích hợp để nói về nhiều chuyện và hỏi những câu hỏi mà quan trọng với việc lãnh đạo của bạn.
Hãy tổ chức, sắp xếp ngày làm việc, cách truyền thông, cấu trúc của tổ chức, hệ thống khen thưởng và tất cả những thứ quan trọng và hãy thường xuyên làm như vậy.
Praise: Khen ngợi
Khen ngợi là công cụ đào tạo tốt nhất. Nói một cách máy móc, khen ngợi là một kết quả tích cực theo sau một hành động tích cực. Đó là lời ngợi khen cho việc gì đó được thực hiện tốt. Khen ngợi để người được khen tiếp tục làm việc tốt hơn. Đó là chỗ nó được sử dụng tốt nhất.
Cũng nên nhớ rằng khen ngợi là một công cụ hiệu quả nhất khi nó được sử dụng hợp lý - nghĩa là ai đáng được khen mới khen, nếu khen ai cũng như ai thì lời khen mất hết sức mạnh.
Punish: Phạt
Ngược lại với khen, phạt là kết quả tiêu cực theo sau một hành vi tiêu cực. Nó theo nguyên tắc: Cái tốt sẽ được biểu dương còn cái sai trái sẽ bị phạt.
Phạt là công cụ bạn sử dụng để chặn việc làm sai trái gì đó lại. Nếu bạn muốn chỉ cho những người thường xuyên nghỉ việc trong tổ chức biết điều gì quan trọng nhất với họ, hãy đưa ra một số hậu quả họ có thể mắc phải. Tuy nhiên hãy cẩn thận, vi bạn có thể sa vào nguyên tắc của một cái lò nung nóng. Nhà văn Mark Twain từng nói rằng: "Một con mèo đã ngồi vào một cái lò nóng sẽ không bao giờ ngồi phải cái lò nóng lần nữa. Nhưng nó cũng sẽ không ngồi vào cái lò nguội".
Bài học lãnh đạo ở đây là nếu bạn đưa ra quá nhiều "đe doạ" để "hạ gục" người khác, họ sẽ không chỉ bỏ việc bạn không muốn họ làm đó mà họ còn bỏ mọi việc. Đó là lý do vì sao sự ám ảnh, sợ hãi không bao giờ đồng hành với việc đưa ra sáng kiến. Nhiều người có thể quá lo lắng và sợ hãi đến nỗi họ không dám "liều" nữa.
Pay For the Results: Thưởng cho kết quả tốt
Thưởng là một cách khen ngợi hữu hình cho những người làm tốt công việc. Đừng giới hạn suy nghĩ của bạn về việc thưởng tiền. Thưởng cho nhân viên ngày nghỉ, những món quà nhỏ... để khuyến khích những kết quả mà bạn hài lòng. Hãy tìm các cách để thưởng cho những người có được kết quả tốt. Thưởng và khen ngợi và nhũng cách khiến công việc tốt hơn.
Promote: Thăng chức
Thăng chức cho những người mang lại kết quả như bạn mong muốn. Điều này rất dễ hiểu nhưng rất nhiều tổ chức lại quên mất. Nhiều tổ chức cứ giữ khư khư hệ thống khen thưởng và thăng chức cho những người với những việc làm cũ, ngay cả khi họ biểu dương những việc làm mới trong các cuộc họp, cuộc gặp mặt.
Những người đi tìm việc được khuyên rằng: "Khi bạn có ý định làm việc ở một tổ chức nào đó, hãy chú ý đến người mà họ thăng chức. Hãy nghe những chuyện mà những người lớn tuổi nói về những người được thăng chức đó và lí do. Đây là những điều bạn cần để biết những quyền lợi thực sự của tổ chức đó là gì".
Những chuyện nào nhân viên của bạn nói trong tổ chức, những chuyện gì họ nói về lãnh đạo của họ? Những người lớn tuổi trong tổ chức của bạn nói gì về những người được thăng tiến? Họ có cảm thấy họ được thăng chức một cách xứng đáng vì việc làm của họ không hay vì lí do nào khác hay không? Đó là những điều mà lãnh đạo phải để ý và xem xét.
(Sưu tầm)
5 chữ "P" trong nghề lãnh đạo
Reviewed by Nguyễn Hoài Sơn
on
06:49
Rating:
Không có nhận xét nào: